您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Bodrum vs Antalyaspor, 19h30 ngày 5/2: Khó tin cửa trên
NEWS2025-02-08 06:56:45【Công nghệ】2人已围观
简介 Hư Vân - 05/02/2025 04:30 Thổ Nhĩ Kỳ lịch đá c1lịch đá c1、、
很赞哦!(466)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bravo vs Primorje, 21h00 ngày 7/2: Out trình
- Hợp tác sáng tạo công nghệ Việt Nam, vươn ra toàn cầu
- Bắt đối tượng lừa bán đất của người khác chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng ở Đắk Lắk
- Thông tin chi tiết về bệnh viêm não mô cầu, cách phòng tránh
- Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Inter Milan, 02h45 ngày 7/2
- Đấu giá biển số chiều 24/11: Ảm đạm, biển ngũ quý 4 giá cao nhất chỉ 80 triệu
- Đập cửa kính ô tô lấy trộm iPhone
- Diễn đàn cấp cao CNTT
- Nhận định, soi kèo US Biskra vs ES Mostaganem, 22h00 ngày 6/2: Cân tài cân sức
- Honda Dream huyền thoại 2024 nhập về Việt Nam 'hét' giá gấp đôi xe SH
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Melbourne City, 15h35 ngày 7/2: Bám đuổi Top1
Hướng dẫn dịch trên iOS 15 mới nhất
Để phiên dịch chữ trong hình ảnh trên iOS 15, trước hết người dùng cần bật tính năng Live Text. Hãy vào "Cài đặt" => "Camera", sau đó kích hoạt "Văn bản trực tiếp". Khi cần, hãy hướng camera đến văn bản, rồi nhấn biểu tượng Live Text ở góc dưới bên phải.
iPhone sẽ tự động cắt ảnh và đưa ra các chức năng như "Sao chép", "Chọn tất cả", "Tra cứu", và cả "Dịch"... Người dùng còn có thể sao chép đoạn dịch (Copy Translation), thay đổi ngôn ngữ, hay mở trong ứng dụng Apple Translate (xem hướng dẫn chi tiết ở đây).
Để được hỗ trợ dịch cuộc hội thoại trực tiếp, người dùng iPhone truy cập vào ứng dụng "Dịch thuật" (Apple Translate), sau đó chọn mục "Cuộc hội thoại". Người dùng cần chọn ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ chờ dịch thuật; đồng thời có thể tải về cặp ngôn ngữ muốn sử dụng ngay cả khi không có mạng.
Trước khi bắt đầu trò chuyện, người dùng nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm ở góc dưới cùng bên phải của màn hình, rồi chọn "Tự động dịch". Bây giờ người dùng nhấn vào micro một lần duy nhất, phần dịch thuật sẽ hiển thị chữ màu xanh dương bên dưới mỗi câu thoại mà iPhone ghi nhận được (xem hướng dẫn chi tiết ở đây).
Người dùng cũng có thể chọn bất kỳ đoạn văn bản nào để dịch trong các ứng dụng như Safari, Tin nhắn, Mail, các ứng dụng của bên thứ ba được hỗ trợ,... Hãy chọn đoạn văn bản mà bạn muốn dịch, sau đó bấm vào Dịch (nếu không nhìn thấy, hãy bấm vào dấu "..." để xem các tùy chọn khác).
Anh Hào
Hướng dẫn scan văn bản trên iOS 15.4
Trước đây, người dùng iPhone có thể scan văn bản nhưng phải thông qua chức năng Live Text. Hiện nay Scan Text đã khiến mọi chuyện đơn giản hơn nhiều.
">Hướng dẫn dịch thuật trên iOS 15 mới nhất
Tác phẩm hoạt họa Life an Death vừa được bán với giá 1 triệu USD. Ảnh: DeeKay.
“Đôi khi một tác phẩm xuất hiện và cho bạn thấy sức mạnh của nghệ thuật, lay động trái tim và tâm hồn. Đó là lý do tại sao tôi cảm nhận Life and Death của DeeKay sẽ là tác phẩm đại diện của thời kỳ này. Tôi rất vui khi có được nó hôm nay với giá gần 1 triệu USD (310 ETH)”, Cozomo Medici viết trên Twitter.
Người mua cho biết đã ra giá 1 triệu USD để tác giả không thể từ chối. Mức chi phí này cao hơn 20% so với tác phẩm có giá cao nhất được bán trước đó của DeeKay Kwon.
“Tôi thấy hạnh phúc, nhưng đi kèm là sự lo lắng. Tôi không chắc bản thân có thật sự xứng đáng với số tiền 1 triệu USD đó không. Tôi luôn nghĩ tác phẩm của mình là một thứ gì đó đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể thưởng thức. Nó giống như một meme, không phải thứ trưng bày trong viện bảo tàng”, DeeKay viết trên Twitter.
DeeKay Kwon rao bán các NFT giới hạn, chỉ một phiên bản của mình trên nền tảng Superrare.com. Ngoài Life and Death, còn có 8 tác phẩm khác của nghệ sĩ này đang được rao bán. Giá của những NFT hoạt họa này dao động 16.000-680.000 USD. Theo thống kê của Crypto Art, các tác phẩm của DeeKay Kwon đang có tổng giá trị khoảng 2,8 triệu USD.
Chân dung nghệ sĩ hoạt họa DeeKay Kwon. Ảnh: D.K.
Trong một bài phỏng vấn với The Money Report, DeeKay Kwon cho biết bản thân sinh ra tại Hàn Quốc và đến Mỹ từ năm 12 tuổi. Anh từng có khoảng thời gian làm việc cho Google và Apple nhưng đã nghỉ việc việc từ 3/2021 để theo đuổi NFT.
“Tôi đã có một công việc tốt tại Apple với mức lương khá ổn, nhưng chỉ có vậy. Ở đó, tôi không vui vẻ và thiếu thách thức. Nếu không thể sáng tạo trong công việc, tôi sẽ phát điên”, DeeKay Kwon nói.
Dù nhiều tác phẩm giá trị cao được chào bán thành công, NFT đang có dấu hiệu thoái trào. Dòng tweet đầu tiên của Jack Dorsey, người sáng lập Twitter được bán dưới dạng NFT vào tháng 3/2021 với giá 2,9 triệu USD. Tuy nhiên, chủ nhân hiện tại của vật phẩm này gặp khó khăn trong việc tìm người mua lại. Cho đến nay, NFT nói trên mới chỉ có 7 lượt trả giá với số tiền cao nhất khoảng 7.000 USD.
NFT (non-fungible tokens) là một tài sản kỹ thuật số đại diện cho các đối tượng trong thế giới thực như nghệ thuật, âm nhạc hay vật phẩm trong các trò chơi. Chúng được mua bán trực tuyến trên các sàn giao dịch bằng tiền mã hóa. Tùy thuộc vào mức độ hiếm và nổi bật, giá của nhiều NFT có thể lên tới cả trăm nghìn USD.
Mặc dù đã xuất hiện từ năm 2014, NFT đang ngày càng phổ biến hơn do nhiều công ty thời trang lớn như Adidas, Nike, Gucci cũng tham gia trào lưu này.
">Bức ảnh động có giá gần 1.000.000 USD
Tiến sĩ Kidong Park
Thứ nhất, thành công không đến chỉ sau 1 đêm. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đầu tư rất nhiều để nâng cấp năng lực của ngành y tế, hệ thống phòng thí nghiệm, khả năng phản ứng trước các tình huống cụ thể của các bệnh viện.
Thứ hai, Việt Nam đã sớm kích hoạt cơ chế cảnh báo dịch. Ngay khi Trung Quốc mới ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên của bệnh viêm phổi lạ vào cuối tháng 12/2019, Việt Nam đã sớm lên kịch bản ứng phó với nguy cơ dịch lây lan từ nước ngoài và lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Yếu tố cuối cùng và quan trọng nhất là cách tiếp cận toàn dân của Chính phủ Việt Nam. Người dân có sự đồng thuận và niềm tin vào quyết sách của Chính phủ. Từ đó, việc giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng vừa ban hành được thực hiện tốt.
So sánh phương pháp chống dịch của Việt Nam với thế giới, TS Kidong Park chia sẻ: “Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao phương châm 4 tại chỗ của Việt Nam: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.
Phương pháp chống dịch này đã giúp Việt Nam phản ứng nhanh, gắn kết y tế cơ sở với trung ương, giảm thiểu quả tải cho bệnh viện tuyến trung ương và tận dụng tối đa nhân lực, vật lực tại địa phương. Qua đó, lực lượng y tế cơ sở cũng thể hiện được quyết tâm và kinh nghiệm của mình.
“Chúng tôi rất ấn tượng với cách chống dịch "Made in Việt Nam" này và tôi nghĩ nó là bài học rất hay các nước khác nên học hỏi", TS Kidong Park nhìn nhận.
Nguyễn Thị Ngọc Trang
Ảnh: Hà Lệ YênĐàn ông có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao hơn phụ nữ
Sự khác biệt về gen dẫn tới miễn dịch kém, lười rửa tay và hút thuốc lá khiến cho nam giới dễ nguy kịch hơn nữ giới khi mắc căn bệnh đang lan tràn này.
">WHO rất ấn tượng cách chống dịch Covid
Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Inter Milan, 02h45 ngày 7/2
Theo Phó Cục trưởng Cục ATTT Nguyễn Khắc Lịch, việc làm sao để các nền tảng đám mây "Make in Việt Nam" được dùng rộng rãi cũng là một mục tiêu mà những doanh nghiệp Việt Nam phải đạt được. Mục tiêu kép của lĩnh vực điện toán đám mây tại Việt Nam
Trao đổi tại tọa đàm, ông Lịch cho biết, Bộ TT&TT coi nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng viễn thông thế hệ mới. Đây cũng là một nền tảng đóng góp cho hạ tầng số, có vai trò quan trọng và các doanh nghiệp Việt Nam cần làm chủ.
Với định hướng này, Bộ TT&TT đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật gồm 153 tiêu chí để đánh giá, lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Kết quả đánh giá thực tế các nền tảng điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, như ICTnews đã đưa tin, vừa được Bộ TT&TT công bố. Theo đó, 5 nền tảng đám mây “Make in Việt Nam” của Viettel, VNPT, VNG, CMC, VCCorp đã được Cục ATTT xác nhận đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, theo đại diện Cục ATTT, phần lớn “miếng bánh” điện toán đám mây tại Việt Nam thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. “Chúng ta cần hướng tới mục tiêu kép: vừa thúc đẩy phát triển các nền tảng điện toán đám mây “Make in Việt Nam”, vừa phải làm sao để những nền tảng này được sử dụng rộng rãi. Có như vậy, chúng ta mới có thể thành công”, ông Lịch nhấn mạnh.
Nhiều cơ hội mở rộng thị trường
Thông tin rõ hơn về bức tranh thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam, ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc Viettel IDC cho hay, trong khoảng 200 triệu USD doanh thu năm 2019 của thị trường Cloud Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài chiếm hơn 80%, các doanh nghiệp Việt chỉ chiếm gần 20%. Một nguyên nhân là doanh nghiệp Việt đi sau nhiều so với các "ông lớn" công nghệ thế giới trong lĩnh vực này.
Đại diện Viettel IDC cho biết thêm, tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm gần đây của thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam khoảng 40-45%, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới là 29%. Dự kiến đến 2025, tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam duy trì mức 40%, dù con số trung bình thế giới được dự báo vẫn từ 25-29%.
“Việt Nam là một trong những thị trường thuận lợi. Công cuộc chuyển đổi số đang được các bộ, ban ngành, đặc biệt là Bộ TT&TT thúc đẩy mạnh. Chúng tôi cho rằng, thị trường điện toán đám mây Việt Nam còn phát triển hơn nữa, không dừng lại ở tốc độ tăng trưởng 40% như dự báo”, ông Ngọc phân tích.
Theo ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc CMC Telecom, thị trường Cloud về cơ bản thường chia làm 3 giai đoạn: Cloud như một giải pháp ưu tiên, dần trở thành giải pháp bắt buộc trong hệ thống CNTT và được định hướng chuyển thành hành động chiến lược. Cách đây 1 - 2 năm, Việt Nam ở vào giai đoạn coi Cloud như giải pháp ưu tiên.
Tuy nhiên, ông Sơn nhận định, vừa qua, Việt Nam có 2 yếu tố rất mạnh thúc đẩy sự thay đổi của thị trường, dẫn đến tăng trưởng 3 con số, đưa Cloud Việt Nam chuyển sang giai đoạn bắt buộc. Yếu tố đầu tiên là sự chỉ đạo xuyên suốt từ Đảng, Chính phủ, Bộ TT&TT và các bộ về thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, công nghệ số… “Đây chính là nền tảng quan trọng đưa đến sự thay đổi trong các vấn đề về tiêu dùng, nhất là với những khách hàng lớn khối cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính. Và yếu tố thứ hai, ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân là đại dịch Covid-19”, ông Sơn chia sẻ.
Các doanh nghiệp Việt đang và sẽ cung cấp giải pháp điện toán đám mây tham dự tọa đàm đều thống nhất mục tiêu hướng tới là chiếm 50% thị trường trong nước (Ảnh minh họa) Bên cạnh cơ hội để mở rộng “miếng bánh” thị phần, các diễn giả tham gia tọa đàm cũng thảo luận về những thách thức của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Theo Phó Chủ tịch VNISA Vũ Quốc Khánh, điện toán đám mây càng phổ biến thì điểm yếu về ATTT sẽ trở thành vấn đề lớn. Dẫn ra kết quả bình xét danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020 cho các sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa được VNISA thực hiện mới đây, ông Khánh cho hay, trong 45 sản phẩm, dịch vụ được trao danh hiệu, chỉ có 1 giải pháp là nhắm trực tiếp tới điện toán đám mây.
Nói về thách thức mà CMC cũng như các doanh nghiệp cung cấp nền tảng điện toán mây đều phải đối mặt, ông Sơn cho rằng có 3 rào cản cần vượt qua là: sự nhận thức “rời khỏi vùng an toàn”, sự tin tưởng về tính toàn vẹn và ATTT khi dịch chuyển lên Cloud; bài toán cạnh tranh với các Cloud quốc tế có tiêu chuẩn và quy mô toàn cầu; bài toán về nhân lực CNTT cấp cao nói chung và ATTT nói riêng.
Phát triển dựa trên công nghệ mở
Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các vấn đề trên, ông Sơn cho hay, bên cạnh việc tuân thủ các chính sách để nâng cao mức độ sẵn sàng lên Cloud, CMC đã nghiên cứu, xây dựng nhiều giải pháp ngành vừa đáp ứng nhanh bài toán thực tiễn, đáp ứng các tiêu chí khắt khe về an toàn dữ liệu “đặt tại Việt Nam”, vừa song song kết hợp cung cấp Multi Cloud thông qua nền tảng CMC Cloud. Ngoài ra, doanh nghiệp liên tục bổ sung mạnh mẽ, tăng cường đào tạo, liên kết đội ngũ chuyên gia, cộng đồng chuyên gia Cloud.
Ở góc độ của Cục ATTT, ông Lịch cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam đi sau nên phải dựa trên công nghệ mở để làm chủ nền tảng điện toán đám mây, tạo niềm tin số. Theo ông Lịch, 5 doanh nghiệp sở hữu các nền tảng điện toán đám mây “Make in Việt Nam” được Bộ TT&TT công nhận đáp ứng tiêu chuẩn đều đã phát triển nền tảng dựa trên mã nguồn mở.
““Đây cũng là định hướng lớn của Bộ TT&TT. Chúng ta phải dùng mã nguồn mở, nền tảng mở và cả tư tưởng công nghệ mở để xây dựng những sản phẩm công nghệ số Việt Nam”, ông Lịch nhấn mạnh.
Chia sẻ về lý do VNPT chọn OpenStack để phát triển nền tảng dịch vụ VNPT Cloud, Tổng giám đốc VNPT IT Ngô Diên Hy cho hay, 2 năm trước khi bắt đầu với OpenStack, VNPT đã chọn đối tác để cung cấp dịch vụ Cloud trên môi trường ảo hóa Vmware và gặp phải một số vấn đề, trong đó có việc người dùng không sẵn sàng bỏ chi phí cao để sử dụng, dẫn đến bài toán kinh doanh không hiệu quả.
Từ năm 2012, VNPT đã thí điểm với ý tưởng phát triển Private Cloud (đám mây riêng - PV) nguồn mở cho tập đoàn để triển khai các ứng dụng nội bộ, tiếp đó nhân rộng và từ 2017 đã cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng OpenStack cho người dùng.
Vân Anh
Bộ TT&TT công bố 5 nền tảng điện toán đám mây Make in Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn
Bộ TT&TT vừa công bố, trao chứng nhận cho 5 doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ nền tảng điện toán đám mây đã đáp ứng các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử gồm Viettel, VNG, CMC, VNPT và VCCorp.
">Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu chiếm 50% thị trường điện toán đám mây trong nước
Tổng thầu xây dựng APGCONS đảm bảo tiến độ thi công cũng như cam kết chất lượng cho dự án Grand SunLake Bước sang tháng 5/2023, công trường dự án Grand SunLake luôn tấp nập, rộn ràng. Tại công trường, các chuyên gia, kỹ sư, nhà thầu đến đội ngũ công nhân đang dốc sức để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công. Chủ đầu tư và đơn vị phát triển dự án cho biết luôn nỗ lực đảm bảo tiến độ và dự kiến bàn giao đúng thời hạn cam kết đến cư dân vào quý IV/2024 với chất lượng tốt nhất.
Các chuyên gia, kỹ sư, nhà thầu đến đội ngũ công nhân dốc sức đẩy nhanh tiến độ thi công Anh Lâm Xuân, chủ nhân tương lai của căn hộ 3 phòng ngủ Grand SunLake chia sẻ: “Mỗi ngày đi làm ngang qua công trường dự án, tôi đều thấy phấn khởi vì tiến độ thi công các tầng luôn ổn định. Nếu giữ được tiến độ như vậy, tôi tin tưởng Grand SunLake sẽ hoàn thành đúng cam kết, sẵn sàng đón cư dân về đây sinh sống”.
Loạt ưu đãi khủng từ Grand SunLake
Sở hữu 2 mặt tiền đường Trần Phú và Nguyễn Khuyến, trung tâm phường Văn Quán, quận Hà Đông, Grand SunLake là dự án hiếm hoi liền kề tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nên rất thuận lợi để vào trung tâm Hà Nội và các quận lân cận.
Bên cạnh hệ thống tiện ích ngoại khu hoàn thiện và đa dạng, Grand SunLake còn tích hợp hơn 50 tiện ích nghỉ dưỡng tiện nghi như hồ bơi, sky bar, sân tập yoga - dưỡng sinh, trung tâm thương mại, quảng trường cây xanh… ngay dưới thềm nhà giúp mang đến những trải nghiệm sống thú vị, đa dạng sắc màu cho cộng đồng dân cư.
Grand SunLake đang là dự án “hút” khách khu vực Hà Đông nhờ tiến độ thi công cùng loạt ưu đãi hấp dẫn Hiện tại, Grand SunLake đang tung ra loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng giao dịch thành công trong tháng 5 này, với tổng chiết khấu lên đến 20% giá trị căn hộ và quà tặng lên đến 228 triệu đồng. Theo đó, bên cạnh chiết khấu lên đến 10% cho từng phương thức thanh toán hiện hữu, khách hàng mua nhà an cư và đầu tư còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt khác gồm: chiết khấu 5% cho 20 giao dịch đầu tiên trong tháng 5/2023, chiết khấu 2% cho tất cả các giao dịch trước ngày 19/05/2023, chiết khấu thêm 2% cho căn hộ sở hữu lâu dài, tặng chuyến du lịch Campuchia 6 ngày 5 đêm trị giá 60 triệu đồng.
Đặc biệt, khách hàng mua nhà an cư còn được “tặng kèm” gói nội thất lần lượt là 120 triệu, 144 triệu và 168 triệu đồng áp dụng tương ứng với loại hình căn hộ 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ và 3 phòng ngủ.